Khi nghiên cứu một
tài liệu lịch sử, ta thường thấy thời gian sự kiện xảy ra được ghi bằng niên hiệu
của một triều đại nào đó. Trường hợp người biên tập hoặc người biên dịch quy đổi
ra năm dương lịch thì thuận tiện cho người đọc; còn trường hợp ta đọc bản sao,
hoặc chưa được quy đổi ra dương lịch thì gặp
chút khó khăn trong việc định thời gian. Để giúp bà con trong Họ và độc
giả thuận tiện tra cứu hoặc quy đổi trong những trường hợp này, tôi xin cung cấp
Bảng tra niên hiệu các triều vua Việt Nam. Đây là bảng tra niên hiệu của
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam
được đăng tải trên website của Viện.
Trước hết ta tìm hiểu
khái niêm niên hiệu là gì, và một số đặc điểm của niên hiệu Việt Nam.
Niên hiệu là một giai đoạn gồm các năm nhất định được
các hoàng đế Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản sử dụng. Mỗi vị vua thường có một hoặc nhiều niên hiệu
riêng. Niên hiệu được hình thành xuất phát từ khẩu hiệu hoặc phương châm trị vì
của vị vua đó. Cách gọi: gọi niên hiệu, tiếp theo là thứ tự các năm (thông thường
bắt đầu từ ngày đầu năm mới âm lịch). Thí dụ: năm Minh Đạo nguyên niên (năm
Minh Đạo thứ nhất), năm Kiến Trung thứ hai, năm Quang Thuận thứ chín …Căn cứ
vào bảng tra, ta có thể quy đổi thời gian từ niên hiệu ra năm dương lịch một
cách dễ dàng.
Niên hiệu Việt Nam:
Trong lịch sử các
triều đại phong kiến Việt Nam
có tất cả 144 niên hiệu,Trong đó:
- Niên hiệu Đại Đức
(hay Thiên Đức) được Lý Nam
Đế dừng sớm nhất (từ năm 544 đến năm 548).
- Niên hiệu Thuận
Thiên được cả hai vị vua đầu của hai triều vua khác nhau dùng, đó là: Lý Thái Tổ
(1010 – 1028) và Lê Thái Tổ (1428 – 1433).
- Một số giai đoạn
lịch sử có hai niên hiệu song song cùng tồn tại, đó là giai đoạn 1533 – 1677
(phân tranh giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê) và giai đoạn 1778 – 1793 (chuyển tiếp
giữa nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn).
- Các vị vua nhà
Nguyễn mỗi vị đều chỉ dùng một niên hiệu duy nhất trong suốt thời gian tị vì của
mình.